Là một quốc gia Châu Á, Hàn Quốc cũng có Tết Đoan Ngọ như ở Việt Nam vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm với rất nhiều hoạt động và phong tục truyền thống khá độc đáo. Cùng nội thất Hàn Quốc RUCHE khám phá xem ngày Tết Đoan Ngọ ở Hàn Quốc có gì nhé đặc sắc và khác biệt so với ở Việt Nam.
Tết Đoan Ngọ ở Hàn Quốc là một ngày lễ truyền thống hàng năm giống như ở Việt Nam.
Nếu ngày mùng 5 tháng 5 hàng năm ở Việt Nam là ngày tết Đoan Ngọ hay Tết diệt sâu bọ ở Việt Nam thì đây cũng là Ngày Tết Đoan Ngọ ở Hàn Quốc hay còn gọi là lễ hội "Dano" hoặc "Suritnam". Đây là một ngày lễ truyền thống và chính thức ở Hàn Quốc với lịch sự lâu đời và được người dân Hàn Quốc duy trì hàng năm với các hoạt động rất ý nghĩa.
Tết Đoan Ngọ của người Hàn Quốc mang ý nghĩa đơn giản.
Tết Đoan Ngọ của người Hàn Quốc truyền thống là ngày thờ cúng thần linh sau một mùa thu hoạch nông sản, nó mang ý nghĩa cầu nguyện cho một mùa màng bội thu, không bị sâu bệnh phá hoại. Ý nghĩa này khá tương đồng với ý nghĩa Tết Đoan Ngọ của người Việt Nam.
Ở Việt Nam có truyền thuyết về ngày Tết Đoan Ngọ như sau: một ngày sau khi thu hoạch, nông dân ăn mừng vì trúng mùa nhưng sâu bọ năm ấy lại kéo dày ăn mất cây trái, thực phẩm đã thu hoạch. Mọi người đau đầu không biết làm cách nào để có thể giải được nạn sâu bọ này, bỗng nhiên có một ông lão từ xa đi tới tự xưng là Đôi Truân. Ông chỉ cho dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng gồm đơn giản có bánh tro, trái cây, sau đó ra trước nhà mình vận động thể dục. Nhân dân làm theo chỉ một lúc sau, sâu bọ đàn lũ té ngã rã rượi. Lão ông còn bảo thêm: Sâu bọ hằng năm vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì ta đã dặn thì sẽ trị được chúng. Dân chúng biết ơn định cảm tạ thì ông lão đã đi đâu mất. Để tưởng nhớ việc này, dân chúng đặt cho ngày này là ngày "Tết diệt sâu bọ", có người gọi nó là "Tết Đoan ngọ" vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ.
Các hoạt động chính trong ngày Tết Đoan Ngọ ở Hàn Quốc
Tết Đoan ngọ ở Hàn Quốc là một ngày để người dân hưởng thụ, ca hát, nhảy múa điệu múa mặt nạ truyền thống tên là Gwanno Gamyeon Geuk, thưởng thức nông sản và uống rượu mới mừng một mùa lúa mới và mong muốn mùa màng tiếp theo bội thu, không có thiên tai và sâu bệnh.
Trong ngày này, những cô gái Hàn sẽ gội đầu cỏ Thạch Xương Bồ. Họ tin rằng nước lá câu diên vĩ đun sôi có thể khiến tóc họ suôn mượt và óng ả hơn. Đồng thời, mặc trang phục có màu xanh đỏ để cầu mong những điều may mắn. Những người đàn ông sẽ cuốn rễ cây xung quanh thắt lưng và nhảy múa để xua đuổi tà ma và quỷ dữ.
Ngoài ra, họ còn có trò chơi dân gian là đấu vật trên cát. Hai đối thủ sẽ quỳ trên cát, năm vào đai của đối phương để thi đấu người thắng cuộc sẽ được phần thưởng là một con bò to khỏe.
Ở Việt Nam thì hầu như không có các hoạt động này mà chỉ thờ cúng thần linh và thưởng thức nông sản thôi.
Món ăn truyền thống trong ngày Tết Đoan Ngọ của người Hàn Quốc.
Ở Việt Nam, các món ăn truyền thống trong ngày tết Đoan Ngọ thường là những món có vị chua, cay, chát được ăn bào buổi sáng ngay sau khi thức dậy với ý nghĩa ngăn các loại sâu bọ ngoi lên.
Các món ăn phổ biến trong ngày Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam như bánh tro, thịt vịt, rượu nếp, nếp cẩm,chè trôi nước, chè kê, các loại hoa quả có vị chua nhua mận, xoài xanh …
Ở Hàn Quốc có 2 loại bánh truyền thống là Suritteok và Yaktteok được làm từ nguyên liệu chính là gạo, lá cây và các loại hạt.
Món Suritteok được chế biến từ bột gạo không dính trộn cùng nước lá ngải cứu. Bánh có màu xanh và thơm của lá ngải cứu và thường được nặn hình tròn bánh xe rất đẹp mắt.
Món bánh Yaktteok được làm từ gạo kết hợp với các loại hạt khác nhau với nhiều hình dáng khác nhau. Màu sắc và mùi vị của bánh cũng khác nhau tùy theo sự kết hợp với các loại hạt.
Cùng với sự phát triển của nhịp sống hiện đại, nhiều nét văn hóa truyền thống của các quốc gia cũng bị mai một đi ít nhiều tuy nhiên ngày Tết Đoan Ngọ hàng năm ở Hàn Quốc và các quốc gia Châu Á khác trong đó có Việt Nam vẫn giữ được những phong tục truyền thống đặc sắc lâu đời. Hãy cùng nhau duy trì những nét đẹp truyền thống ấy các bạn nhé. Cảm ơn các bạn đã đón đọc!